Tin tức
TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 5555/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2014 |
Kính gửi: - Các sở giáo dục và đào tạo
- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Nhằm hỗ trợ các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên triển khai có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra, đánh giá (KTĐG) chất lượng giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn một số nội dung sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH, KTĐG và tổ chức, quản lí các hoạt động chuyên môn trong trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) qua mạng như sau:
I. Mục đích
1. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường trung học và trung tâm GDTX, tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh;
2. Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; làm quen với hình thức tập huấn, bồi dưỡng, học tập và sinh hoạt chuyên môn qua mạng.
3. Thống nhất phương thức tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm GDTX qua mạng, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.
II. Yêu cầu
1. Việc xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học, các chuyên đề tích hợp, liên môn và kế hoạch dạy học bộ môn phải nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh; kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra;
2. Việc sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường trung học và trung tâm GDTX, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trên mạng phải được thực hiện nghiêm túc, mang lại hiệu quả thiết thực. Mỗi giáo viên có 01 tài khoản để tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn qua mạng. Mỗi tổ/nhóm chuyên môn trong trường trung học và trung tâm GDTX phải xây dựng được tối thiểu 02 chuyên đề dạy học/học kì; tổ chức dạy thử nghiệm để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm và nộp kết quả qua diễn đàn trên mạng.
3. Các nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn khác phải được tổ chức thực hiện đầy đủ theo quy định hiện hành.
III. Nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về đổi mới PPDH và KTĐG
1. Xây dựng chuyên đề dạy học
Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập
Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
3. Thiết kế tiến trình dạy học
Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
4. Tổ chức dạy học và dự giờ
Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học.
5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học
Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.
Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:
Nội dung |
Tiêu chí |
1. Kế hoạch và tài liệu dạy học |
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. |
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. |
|
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. |
|
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. |
|
2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh |
Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. |
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. |
|
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. |
|
Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. |
|
3. Hoạt động của học sinh |
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. |
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. |
|
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. |
|
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. |
IV. Tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn qua mạng
Để tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong các trường; tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông, trung tâm GDTX trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trên mạng, Bộ GDĐT tổ chức "Trường học kết nối" trên mạng tại địa chỉ website: http://truongtructuyen.edu.vn. Mỗi Sở GDĐT được cấp 01 tài khoản cấp sở để tham gia tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Sở GDĐT cấp tài khoản cho các trường trung học/trung tâm GDTX để qua đó cấp tài khoản cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng.
Giáo viên là người trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong các khóa học/bài học/chuyên đề. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo viên có thể tham khảo các tài liệu điện tử trên mạng hoặc/và các tài liệu truyền thống; trao đổi tài liệu và thảo luận với các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn (trực tiếp và qua mạng); trao đổi với giảng viên/ban tổ chức về những vấn đề có liên quan.
Giáo viên có thể được giao quyền cấp tài khoản cho học sinh; xây dựng các khóa học/bài học trên mạng; tổ chức, quản lí và hỗ trợ học sinh thực hiện các hoạt động học tập qua mạng theo hình thức “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”.
V. Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục
1. Các sở GDĐT có trách nhiệm cấp tài khoản và tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống cho Phòng GDĐT, nhà trường/trung tâm và tất cả giáo viên như sau:
- Giám đốc Sở GDĐT nhận tài khoản cấp sở và chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, quản lí các hoạt động chuyên môn trên hệ thống “Trường học kết nối” trong phạm vi quyền hạn của tài khoản được cấp; cử tối thiểu 01 cán bộ tham gia quản trị hệ thống;
- Cán bộ quản trị hệ thống của Sở GDĐT phải thành thạo quy trình tổ chức và quản lí hệ thống; cấp tài khoản và tập huấn cho các trường trung học/trung tâm GDTX trong phạm vi của sở về quy trình tổ chức và quản lí hệ thống, bao gồm việc cấp tài khoản và hướng dẫn giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng.
- Hiệu trưởng/Giám đốc nhận tài khoản cấp trường/trung tâm từ Sở GDĐT; chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trên hệ thống “Trường học kết nối” trong phạm vi quyền hạn của tài khoản được cấp; cử tối thiểu 01 giáo viên tham gia quản trị hệ thống;
- Cán bộ quản trị hệ thống của trường/trung tâm phải thành thạo quy trình tổ chức và quản lí hệ thống; cấp tài khoản và tập huấn cho giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn trên hệ thống.
2. Tổ trưởng/nhóm trưởng lãnh đạo tổ/nhóm chuyên môn tham gia các khóa học/bài học/chuyên đề qua mạng. Hoạt động của tổ trưởng/nhóm trưởng như sau:
- Đăng kí tham gia các khóa học/bài học/chuyên đề và yêu cầu các thành viên của tổ/nhóm chuyên môn tham gia tạo thành 01 nhóm sinh hoạt chuyên môn trên hệ thống.
- Tổ chức thảo luận trong tổ/nhóm chuyên môn (trực tiếp và qua mạng) để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong khóa học/bài học/chuyên đề; thống nhất các ý kiến và hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ/nhóm.
- Nộp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ/nhóm lên mạng theo quy định.
3. Các Sở GDĐT, Phòng GDĐT và nhà trường/trung tâm thường xuyên chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các chuyên đề, tiến trình dạy học và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học; có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn trên mạng; có hình thức động viên, khen thưởng các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.
4. Các cơ sở đào tạo giáo viên chủ động đưa nội dung đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng.
Nhận được công văn này, các sở GDĐT gửi danh sách cán bộ phụ trách mạng (họ và tên; chức vụ; đơn vị công tác; địa chỉ liên hệ; điện thoại; email) về Bộ GDĐT (qua email: vugdtrh@moet.edu.vn; xuanthanh@moet.edu.vn) để được nhận tài khoản và hướng dẫn sử dụng hệ thống. Việc cấp tài khoản và hướng dẫn sử dụng cho các Phòng GDĐT, nhà trường/trung tâm, giáo viên phải hoàn thành trước ngày 30/11/2014. Trong quá thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học, Vụ GDTX) để được hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận: - Như kính gửi (để thực hiện); - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng (để biết); - Thanh tra Bộ (để thực hiện); - Vụ GDTX (để thực hiện); - Lưu: VT, GDTrH, GDTX. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
(Đã kí)
Nguyễn Vinh Hiển |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
HỆ THỐNG WEBSITE
TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI
truongtructuyen.edu.vn
Phục vụ Tập huấn Tổ chức, quản lí hoạt động chuyên môn
Huế, tháng 12/2014
Lưu hành nội bộ
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.. 3
I. CHỨC NĂNG THÔNG TIN.. 3
1.1. Phân hệ quản trị Công văn: 3
1.2. Phân hệ quản trị thông tin – Tin tức: 3
1.3. Phân hệ Tài nguyên tham khảo – Tài liệu: 4
II. ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG.. 4
2.1. Những yêu cầu, quy định chung khi truy cập vào hệ thống: 4
2.2. Cách truy cập vào hệ thống: 4
2.3. Bước đầu tiên đối với mọi thành viên. 5
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY TRÌNH TRÊN HỆ THỐNG.. 5
3.1. Đối tượng. 5
3.2. Quy trình. 6
3.2.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6
3.2.2. Sở Giáo dục và Đào tạo. 6
3.2.3. Phòng Giáo dục và Đào tạo. 7
3.2.4. Trường THCS và THPT.. 8
3.2.5. Giáo viên. 8
3.2.6. Học sinh. 10
B. HƯỚNG DẪN QUẢN TRỊ. 11
I. HƯỚNG DẪN QUẢN TRỊ DÀNH CHO CẤP TRƯỜNG.. 11
1.1. Khai báo thông tin Trường. 11
1.2. Không gian trường học. 15
1.2.1. Tạo tài khoản giáo viên. 15
1.2.2. Xem danh sách giáo viên. 16
1.2.3. Cấp lại mật khẩu. 16
1.2.4. Tạo và quản lý lớp học. 17
1.2.5. Quản lý thông tin. 17
1.3. Sinh hoạt chuyên môn. 18
1.3.1. Quản lý Sinh hoạt chuyên môn. 18
1.3.2. Thống kê sản phẩm.. 18
1.3.3. Thống kê giáo viên. 19
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI KHOẢN GIÁO VIÊN.. 20
2.1. Khai báo thông tin cá nhân giáo viên. 20
2.2. Không gian trường học. 23
2.2.1. Tạo tài khoản học sinh. 23
2.2.2. Tạo khóa học/chủ đề/bài học mới 26
2.2.3. Kiểm soát bài học. 28
2.2.4. Theo dõi quá trình đăng kí học và cấp quyền cho học sinh. 30
2.2.5. Đưa ra yêu cầu hoạt động – thông báo cho HS/nhóm HS. 31
2.2.6. Trao đổi riêng với học sinh/nhóm học sinh. 32
2.3. Sinh hoạt chuyên môn. 32
2.4. Dự thi 37
III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI KHOẢN HỌC SINH.. 40
3.1. Khai báo thông tin cá nhân (giống như của giáo viên) 40
3.2. Cách tham gia bài học trong "Không gian trường học". 40
3.2.1. Xem danh sách khóa học/chủ đề/bài học. 40
3.2.2. Quy trình đăng ký khóa học/chủ đề/bài học. 44
3.2.3. Xem các yêu cầu hoạt động (lệnh) của giáo viên. 48
3.2.4. Đặt câu hỏi, thắc mắc cho giáo viên và thảo luận cùng thầy cô. 48
3.2.5. Thảo luận trong nhóm.. 49
3.2.6. Nộp sản phẩm của học sinh/nhóm học sinh. 49
3.2.7. Nhận thông báo điểm.. 49
3.3. Cuộc thi 50
3.3.1. Danh sách các cuộc thi 50
3.3.2. Mã dự thi 50
A. MỞ ĐẦU
"Trường học kết nối" tại địa chỉ website http://truongtructuyen.edu.vn/ là hệ thống hỗ trợ tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hệ thống phục vụ giáo viên và học sinh của các trường phổ thông trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập. Đồng thời, hệ thống cũng hỗ trợ các công cụ cho các nhà quản lí giáo dục từ cấp Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đến Ban Giám hiệu các trường phổ thông.
Tài liệu hướng dẫn này sẽ giới thiệu một các chi tiết các chức năng, nhiệm vụ cho từng đối tượng tham gia vào hệ thống, cũng như các quy trình thực hiện của các đối tượng trên hệ thống.
I. CHỨC NĂNG THÔNG TIN
Trường học kết nối bao gồm các phân hệ sau:
1.1. Phân hệ quản trị Công văn:
Phân hệ Công văn cho phép đăng tải tất cả các công văn, quy định, hướng dẫn triển khai các chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến với cơ sở. Đây là kho thông tin sẽ được các Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường phổ thông, giáo viên và học sinh thường xuyên truy cập để tra cứu.
1.2. Phân hệ quản trị thông tin – Tin tức:
Phân hệ Tin tức trợ giúp cập nhập thông tin liên quan đến việc triển khai các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đặc biệt là các hình ảnh, tin bài từ các đơn vị trường học gửi về. Đây là kênh thông tin cho các nhà trường, giáo viên và học sinh toàn quốc có thể cập nhật, tra cứu và tham khảo trước, trong và sau khi thực hiện các chủ đề cụ thể.
1.3. Phân hệ Tài nguyên tham khảo – Tài liệu:
Phân hệ Tài liệu quản lí những tư liệu dạy học, tư liệu số hóa của các chuyên gia, nhà giáo dục … đã được thẩm định, hỗ trợ cho các cá nhân và đơn vị tham gia trên phạm vi toàn quốc. Phân hệ được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu với các bộ lọc phân môn, phân lớp, tiện ích cho người dùng tìm kiếm nhanh các thông tin mong muốn. Kho dữ liệu này sẽ dần được bổ sung theo thời gian dựa trên hiệu quả đạt được từ thực tế triển khai ở các cơ sở trên cả nước.
II. ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG
2.1. Những yêu cầu, quy định chung khi truy cập vào hệ thống:
- Khuyến nghị sử dụng phiên bản mới nhất của một trong những trình duyệt sau đây:
- Mozilla Firefox hoặc Google Chrome.
- Đề nghị thống nhất sử dụng bộ gõ tiếng Việt Unikey, kiểu gõ Unicode dựng sẵn.
- Địa chỉ đăng nhập: http://truongtructuyen.edu.vn/
- Sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp để đăng nhập ở góc phải màn hình.
2.2. Cách truy cập vào hệ thống:
2.3. Bước đầu tiên đối với mọi thành viên
- Nếu đăng nhập thành công, một menu màu vàng có tên là "Không gian trường học" sẽ xuất hiện, đây chính là không gian riêng của từng thành viên. Đồng thời ta cũng sẽ quan sát thấy khung “Thông tin cá nhân”.
- Đối với lần đầu tiên đăng nhập, chủ tài khoản phải thực hiện khai báo đầy đủ thông tin cá nhân trước khi sử dụng các chức năng khác của hệ thống.
- Các bước khai báo thông tin cá nhân:
- Nhấn vào mục "Thông tin cá nhân".
- Một màn hình mới xuất hiện, trong đó chúng ta sẽ quan sát thấy "Bảng điều khiển".
- Tất cả các thành viên đều phải khai báo đầy đủ các mục :
- Sửa thông tin cá nhân: điền những thông tin còn thiếu và ấn nút ghi lại.
- Đổi email, SĐT, Tài khoản: Hệ thống cho phép cập nhật lại email và số điện thoại. Đặc biệt, hệ thống cho phép ta thay đổi tên Tài khoản MỘT LẦN DUY NHẤT. Thành viên có thể lựa chọn tên Tài khoản dễ nhớ mà mình yêu thích để dùng cho những lần đăng nhập sau.
- Đổi mật khẩu: Thành viên nên đổi lại mật khẩu để dễ nhớ và an toàn.
- Đổi ảnh thẻ: Ảnh thẻ là một thông tin bắt buộc của hệ thống. Thành viên cần tải ảnh thẻ của bản thân mình lên hệ thống, trước khi thực hiện các tính năng khác.(Chú ý cỡ ảnh: 4x6 cm !)
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY TRÌNH TRÊN HỆ THỐNG
3.1. Đối tượng
Website được phân cấp sử dụng theo các cấp quản lí giáo dục với các nhóm người dùng như sau:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo: là nhóm thành viên đại diện có quyền cao nhất, quản lí và điều hành tổng thể hoạt động của hệ thống. Theo dõi, kiểm tra hoạt động, kết quả hoạt động của tất cả các đối tượng trên hệ thống.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo: là nhóm thành viên đại diện cho Sở GD&ĐT quản lí hoạt động trên phạm vi một Tỉnh. Sở quản lí trực tiếp đến từng trường phổ thông do Sở quản lí.
c) Phòng Giáo dục và Đào tạo: là nhóm thành viên đại diện cho Phòng GD&ĐT quản lí hoạt động trên phạm vi một Thành phố/Quận/Huyện. Phòng quản lí trực tiếp đến từng trường phổ thông do Phòng quản lí.
d) Trường phổ thông: là nhóm thành viên đại diện cho trường, quản lí các hoạt động của trường mình.
e) Giáo viên: là nhóm chịu trách nhiệm tổ chức dạy học các chủ đề trên hệ thống, quản lí học sinh và thực hiện mọi công việc của một quá trình tổ chức dạy học trực tuyến.
f) Học sinh: là nhóm thực hiện các hoạt động học theo từng chủ đề do giáo viên tổ chức, tuân thủ các quy định của khóa học/chủ đề/bài học mà mình tham gia cũng như tuân thủ các quy định chung của hệ thống.
3.2. Quy trình
3.2.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp tài khoản và mật khẩu cho các Sở Giáo dục và Đào tạo tham gia vào hệ thống theo quy trình sau:
- Tiếp nhận yêu cầu qua email của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc cấp tài khoản.
- Đăng nhập vào hệ thống để tạo tài khoản/mật khẩu cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Copy & lưu trữ lại tài khoản/mật khẩu vừa tạo cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Gửi thông tin và tài khoản/mật khẩu cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Giải đáp thắc mắc cho đại diện các Sở Giáo dục và Đào tạo khi cần.
b) Quản lí danh sách các Sở Giáo dục và Đào tạo tham gia vào hệ thống
- Những Sở Giáo dục và Đào tạo đã được cấp tài khoản/mật khẩu sẽ được hiển thị trên hệ thống. Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể theo dõi quá trình khai báo thông tin nói riêng và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo nói chung trên hệ thống.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể thống kê, theo dõi quá trình triển khai, hoạt động và kết quả của từng đơn vị tham gia hệ thống.
3.2.2. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Để sử dụng hệ thống, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện quy trình sau đây:
- Người phụ trách hệ thống của Sở Giáo dục và Đào tạo gửi email cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để đăng kí sử dụng hệ thống.
- Tiếp nhận email phản hồi của Bộ Giáo dục và Đào tạo để lấy thông tin về tài khoản/mật khẩu được cấp.
- Sử dụng tài khoản/mật khẩu được cấp để đăng nhập vào hệ thống.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo có quyền cấp các tài khoản và mật khẩu cho tất cả các Phòng Giáo dục, trường THCS và THPT trên địa bàn do Sở quản lí theo quy trình sau:
- Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận yêu cầu từ phía các đơn vị trực thuộc.
- Sử dụng tiện ích trên hệ thống để cấp tài khoản và mật khẩu cho các đơn vị.
- Gửi thông tin về tài khoản và mật khẩu cho các đơn vị theo yêu cầu.
Hệ thống cho phép Sở Giáo dục và Đào tạo lưu lại mọi thông tin đã cấp cho các trường phổ thông, theo dõi quá trình khai báo thông tin của từng trường, theo dõi các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của từng trường phổ thông.
Đối với mọi tài khoản do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp và quản lí, Sở có quyền cấp lại mật khẩu mới cho các trường trong trường hợp các trường phổ thông quên mật khẩu truy cập.
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ theo dõi được các hoạt động của các trường phổ thông. Tính năng này chỉ xuất hiện khi các trường phổ thông tham gia và có dữ liệu trên hệ thống.
3.2.3. Phòng Giáo dục và Đào tạo
a) Để sử dụng hệ thống, Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện quy trình sau đây:
- Người phụ trách hệ thống của Phòng Giáo dục và Đào tạo gửi email cho Sở Giáo dục và Đào tạo để đăng kí sử dụng hệ thống.
- Tiếp nhận email phản hồi của Sở Giáo dục và Đào tạo để lấy thông tin về tài khoản/mật khẩu được cấp.
- Sử dụng tài khoản/mật khẩu được cấp để đăng nhập vào hệ thống.
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ theo dõi được các hoạt động của các trường phổ thông. Tính năng này chỉ xuất hiện khi các trường phổ thông tham gia và có dữ liệu trên hệ thống.
3.2.4. Trường THCS và THPT
a) Nhiệm vụ
- Các trường học gửi yêu cầu tham gia hệ thống cho Sở / Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Tiếp nhận thông tin về tài khoản và mật khẩu do Sở / Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp.
- Sử dụng tài khoản/mật khẩu được cấp để đăng nhập hệ thống.
- Khai báo đầy đủ thông tin theo yêu cầu của hệ thống trước khi thực hiện các nhiệm vụ khác.
b) Tài khoản và mật khẩu cấp trường có quyền
- cấp tài khoản và mật khẩu cho các giáo viên.
- theo dõi thông tin hoạt động hệ thống của giáo viên.
Sở Giáo dục và Đào tạo có thể theo dõi quá trình khai báo thông tin của các trường phổ thông: Tên trường, địa chỉ, số học sinh, ….
Đối với mọi tài khoản do trường cấp và quản lí, nhà trường có quyền cấp lại mật khẩu mới cho các giáo viên trong trường hợp các giáo viên quên mật khẩu truy cập.
Nhà trường cũng sẽ theo dõi được các hoạt động khác của các giáo viên. Tính năng này chỉ xuất hiện khi các giáo viên tham gia và có dữ liệu trên hệ thống.
Mục “Quản lí lớp học” cho phép nhà trường quản lí các lớp học trong trường, tạo ra các lớp mới, sửa chữa lại tên lớp, gán lớp học cho một giáo viên chủ nhiệm.
3.2.5. Giáo viên
Các giáo viên tham gia hệ thống sẽ:
- được tiếp nhận thông tin về tài khoản và mật khẩu do trường cấp.
- được giao chủ nhiệm một lớp cụ thể với số lượng học sinh do trường quy định.
Tài khoản giáo viên có những tính năng sau đây:
a) Quản lí danh sách (các) lớp chủ nhiệm
- Khi nhà trường gán cho giáo viên chủ nhiệm một lớp nào đó, thông tin về lớp đó sẽ xuất hiện trong danh sách quản lí của giáo viên.
- Giáo viên có quyền “Tạo tài khoản học sinh”. Hệ thống sẽ tự động sinh ra tài khoản sau khi giáo viên ấn nút. Giáo viên có thể “Xem danh sách lớp” và download danh sách lớp, trong đó bao gồm thông tin về tài khoản và mật khẩu đã cấp cho HS. Đồng thời, giáo viên cũng có thể theo dõi quá trình khai báo thông tin của từng HS.
b) Cấp lại mật khẩu cho học sinh
- Giáo viên có quyền cấp lại mật khẩu cho từng HS trong các lớp do mình chủ nhiệm.
c) Tạo khóa học/chủ đề/bài học mới
Mô đun “Quản lí bài học” cho phép giáo viên :
- ·Tạo một khóa học/chủ đề/bài học mới
- ·Chỉnh sửa lại khóa học/chủ đề/bài học
- ·Xóa khóa học/chủ đề/bài học
- ·Quản lí danh sách các khóa học/chủ đề/bài học
d) Theo dõi quá trình đăng kí học và cấp quyền học cho học sinh
- Sau khi GV tạo ra khóa học/chủ đề/bài học mới, những HS thuộc phạm vi cho phép sẽ nhìn thấy khóa học/chủ đề/bài học trong không gian HS và có quyền đăng kí theo học.
- Tùy vào khóa học/chủ đề/bài học, giáo viên quy định hình thức tổ chức dạy học - có thể yêu cầu học sinh đăng kí làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. Với mỗi hình thức đăng kí (cá nhân/nhóm), cách thức thao tác trên hệ thống sẽ khác nhau và được mô tả cụ thể trong mục hướng dẫn học sinh.
e) Đưa ra yêu cầu hoạt động – thông báo cho học sinh/nhóm học sinh
- Đối với mỗi khóa học/chủ đề/bài học, giáo viên cần xác định chuỗi các hoạt động mà học sinh/nhóm học sinh cần thực hiện.
- Sử dụng công cụ “Hoạt động – Thông báo” của hệ thống, giáo viên lần lượt đưa ra các yêu cầu hoạt động cho học sinh/nhóm học sinh.
g) Trao đổi riêng với học sinh/nhóm học sinh
- Giáo viên sẽ nhận được các câu hỏi, thắc mắc của HS/nhóm HS trong không gian “Trao đổi với học sinh”. Tại đây, giáo viên sẽ trực tiếp giải đáp, thảo luận với từng nhóm HS các vấn đề liên quan đến khóa học/chủ đề/bài học. Qua đó, giáo viên có cơ hội thực hiện các phương pháp dạy học phân hóa cho các HS/nhóm HS khác nhau.
3.2.6. Học sinh
a) Xem danh sách khóa học/chủ đề/bài học
- HS sẽ nhìn thấy danh sách các khóa học/chủ đề/bài học mà GV tạo ra, trên đó có những thông tin mô tả tóm tắt như tiêu đề, tên GV, ngày tạo ra khóa học/chủ đề/bài học…
- Kích chuột vào tiêu đề của khóa học/chủ đề/bài học, HS sẽ vào không gian riêng của khóa học/chủ đề/bài học đó. Trong không gian riêng này, HS sẽ xem được mô tả tổng thể của khóa học/chủ đề/bài học …
b) Đăng kí khóa học/chủ đề/bài học
c) Xem các yêu cầu hoạt động (lệnh) giáo viên
- HS sẽ nhận được các yêu cầu hoạt động của GV ở mục “Hoạt động – Thông báo”.
- Nếu có thắc mắc, HS có quyền đặt câu hỏi để trao đổi lại với GV về từng yêu cầu hoạt động. Lưu ý rằng, trong mục này các thắc mắc sẽ được mọi HS tham gia khóa học/chủ đề/bài học đều có thể truy cập được.
d) Đặt câu hỏi, thắc mắc cho giáo viên và thảo luận cùng thầy cô
- Để gửi câu hỏi riêng và trao đổi riêng với GV, HS vào mục “Trao đổi với GV” và upload câu hỏi lên hệ thống. GV sẽ nhận được câu hỏi và trao đổi riêng với từng học sinh/nhóm học sinh.
e) Thảo luận trong nhóm
- Các thành viên trong nhóm có thể thảo luận trực tuyến với nhau trong mục “Thảo luận nhóm”.
g) Nộp sản phẩm của học sinh/nhóm học sinh
- Sau quá trình làm việc, HS/nhóm HS hoàn thành sản phẩm của mình. HS/nhóm trưởng đại diện cho nhóm gửi sản phẩm cho GV trong mục “Sản phẩm – Kết quả”.
h) Nhận thông báo điểm.
- Cũng trong mục “Sản phẩm – Kết quả”, học sinh sẽ xem được điểm mà thầy cô giáo chấm cho sản phẩm của mình (nhóm mình).
B. HƯỚNG DẪN QUẢN TRỊ
1. Dành cho cấp Trường
2. Hướng dẫn giáo viên
3. Hướng dẫn học sinh
I. HƯỚNG DẪN QUẢN TRỊ DÀNH CHO CẤP TRƯỜNG
Mỗi trường THPT, TTGDTX, và Phòng GD&ĐT được cấp một tài khoản đăng nhập vào hệ thống “Trường học kết nối” tại website: http://truongtructuyen.edu.vn/
Ví dụ: Đăng ký thông tin cho Trường THPT Trung tâm Tin học Mã Đăng nhập: thuathienhue.46.0003 Mật khẩu: bpSN3OoP (lưu ý phân biệt chữ in hoa và chữ in thường) Khi đăng nhập thành công cần phải thực hiện các công việc như sau:
|
1.1. Khai báo thông tin Trường
Bước 1: Vào trang: http://truongtructuyen.edu.vn/
Bước 2: Chọn mục "Thông tin cá nhân".
Bước 3 : Khai báo thông tin khởi tạo của trường
Bước 4 : Khai báo thành công
Bước 5 : Chọn "Đăng xuất"
Bước 6: Đăng nhập lại (sử dụng tên đăng nhập và mật khẩu như ban đầu)
Bước 7: Chọn mục "Thông tin cá nhân".
Bước 8: Chọn mục "Sửa thông tin cá nhân"
Bước 9: Chọn "Đổi ảnh thẻ"
Bước 10: Chọn tệp ảnh đuôi .jpg hoặc png.
Bước 11 : Chọn ảnh thành công
Bước 12 : Đổi mật khẩu (Chú ý : tắt chương trình gõ tiếng Việt, mật kh
Chưa có bình luận nào cho bài viết này